NƯỚC MẮM CÁ CƠM VĂN TRANH

Với lợi thế cơ sở nằm ngay tại làng biển Sơn Trà, nguồn nguyên liệu cá cơm dồi dào, tươi ngon. Chuẩn chỉ trong từng công đoạn là cách để cơ sở sản xuất “Nước mắm Văn Tranh” tạo nên đặc trưng riêng cho sản phẩm của mình. Nguyên liệu được lựa chọn rất kỹ: chỉ dùng cá cơm tươi, nguyên con của vùng biển địa phương, muối được cất trữ trên 2 năm, qua phân loại và chọn lọc kỹ trước khi đưa vào bể chượp cùng với công thức truyền thống tạo nên hương thơm đậm đà, khó quên.

“Nước mắm Văn Tranh” là sự kết hợp công nghệ truyền thống và kinh nghiệm làm nghề nhằm nâng cao hiệu quả quá trình lên men tạo nên hương vị nước mắm thơm ngon.

“Nước mắm Văn Tranh” có màu cánh gián sóng sánh, vị mặn đậm đà nơi đầu lưỡi, ngọt đằm của đạm cá nơi cuối lưỡi. Khi rót một chén nước mắm, sẽ cảm nhận được cả ba yếu tố: ngon mắt, thơm hương, kích thích vị giác. Chỉ cần một mẩu cơm trắng nóng hổi trên đầu đũa, chấm nhẹ vào chén nước mắm nâu vàng sóng sánh đủ để ta “cảm nhận” được thứ gia vị thơm ngon, an toàn, đảm bảo sức khỏe cho mỗi gia đình Việt.

QUY TRÌNH LÀM NƯỚC MẮM TRUYỀN THỐNG VĂN TRANH

Bước 1: Ướp cá

Nguyên liệu chính để tạo nên nước mắm Văn Tranh đó chính là cá cơm than. Loại cá này được đánh bắt nhiều vào khoảng tháng 3 âm lịch. Cá được lựa chọn phải là loại cá tươi, có kích thước vừa bằng ngón út. 

Bước 2: Ủ cá

Cá sau khi cho đều từng lớp cá ướp muối xong, tiến hành cho vào hũ sành và đặt tại những nơi khô, thoáng. Phần thân của hũ sẽ được ghi rõ ngày tháng ủ để đảm bảo ủ đúng thời gian. 

Bước 3: Lọc lấy nước mắm

Các mẻ cá sẽ được ủ trong thời gian từ 1 năm đến 18 tháng. Sau đósử dụng cách lọc nước mắm thủ công, dùng vuột tre (tương tự như cái phễu), sau đó lấy một tấm vải sạch lót lên, phía dưới để một cái thau để hứng nước mắm. 

Bước 4: Ủ nước mắm

Sau khi lọc xong nước mắm, không đóng chai ngay mà tiếp tụ ủ trong chum sành, sử dụng vải để đậy lại. Công đoạn này giúp cho thành phẩm sau cùng có được vị thơm ngon, dịu hơn.